Trang chủ Tin tức Chính phủ điện tử là gì? Những dịch vụ công của Chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử là gì? Những dịch vụ công của Chính phủ điện tử

Bởi: eca.com.vn - 07/05/2024 Lượt xem: 127 Cỡ chữ tru cong

   Những năm gần đây, Chính phủ điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ. Chính phủ đã có nhiều chính sách và công văn chỉ đạo, thúc đẩy phát triển các dịch vụ công, chuyển đổi số quốc gia, hướng đến kinh tế số, xã hội số. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm Chính phủ điện tử là gì? Cùng với đó là thực trạng và ứng dụng của Chính phủ điện tử trong cách dịch vụ công.

1. Chính phủ điện tử là gì?

chính phủ 1

Hiểu biết chung về Chính phủ điện tử.

1.1 Khái niệm Chính phủ điện tử

Năm 2005, UNESCO định nghĩa về “Chính phủ điện tử” như sau: Chính phủ điện tử là việc Chính phủ sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để thúc đẩy hiệu quả, hiệu suất của Chính phủ. Đồng thời, giúp Chính phủ dễ dàng tiếp cận và có trách nhiệm hơn với công dân.

Khái niệm Chính phủ điện tử được hiểu đơn giản là các dịch vụ công của Chính phủ được đưa lên internet.. Trong đó, có các dịch vụ từ các bộ, cơ quan ngang với bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương. Các dịch vụ của Chính phủ và các hoạt động khác kết nối, gắn kết với nhân dân thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin, internet.
Sự tương tác có thể được thể hiện dưới dạng công dân truy cập và tìm kiếm những thông tin cần thiết, tiếp cận với hồ sơ, biểu mẫu giấy tờ hoặc thanh toán các khoản phí, nộp thuế và nhiều hoạt động khác thông qua mạng lưới điện tử của Chính phủ.

1.2 Ủy ban quốc gia về chính phủ điện tử - Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

Ngày 24/09/2021, sau quá trình xem xét đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1619/QĐ-TTg về việc kiện toàn và đổi tên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử thành Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. 

Nhiệm vụ của Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử/ Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số là: Nêu ý kiến, đề xuất về các chiến lược, chương trình, cơ chế, chính sách, đề án, dự án liên quan đến chuyển đổi số; Nghiên cứu những phương hướng, giải pháp, đồng hành cùng Chính phủ trong quá trình xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Ngoài ra, Ủy ban còn giúp Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, địa phương việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chuyển đổi số, xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử.

1.3 Tìm hiểu 3 đặc điểm chính của Chính phủ điện tử:

  • Cung cấp dịch vụ điện tử
  • Quy trình làm việc điện tử
  • Bỏ phiếu điện tử

2. Các dịch vụ công thiết yếu của chính phủ điện tử

chính phủ 2

Chính phủ điện tử có những dịch vụ công nào?

Với sự nỗ lực và cải tiến của hệ thống dịch vụ công Chính phủ điện tử, đã có rất nhiều thủ tục hành chính mà cá nhân, tổ chức có thể thực hiện online. Dưới đây là những nhóm thủ tục hành chính phổ biến:

a) Nộp thuế

  • Nộp lệ phí trước bạ xe gắn máy, xe ô tô
  • Nộp thuế cá nhân
  • Nộp thuế môn bài
  • Nộp thuế doanh nghiệp

b) Đăng ký khai sinh

Được phép đăng ký khai sinh thông qua dịch vụ công của 45 tỉnh, thành phố (trừ các tỉnh, thành phố: Cao Bằng, Bắc Giang, Bình Dương, Điện Biên, Sơn La, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Gia Lai, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Thái nguyên, Bến Tre, Đồng Tháp)

c) Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất

d) Đăng ký thường trú

e) Đăng ký tạm trú

g) Khai báo tạm vắng

h) Thông báo lưu trú

i) Đăng ký, cấp biển số mô tô, xe gắn máy

k) Cấp lại Giấy phép tàu xa

  • Cấp giấy phép lái xe quốc tế
  • Cấp lại Giấy phép lái tàu
  • Đổi giấy phép lái xe

l) Đăng ký tổ chức Hội chợ, Triển lãm thương mại ở nước ngoài

m) Các thủ tục hành chính liên quan đến điện

  • Cấp điện mới từ lưới điện hạ áp

  • Thay đổi hình thức thanh toán tiền điện

  • Gia hạn/ chấm dứt Hợp đồng mua bán điện

  • Thay đổi chủ thể Hợp đồng mua bán điện

n) Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

0) Xác nhận chuyên gia

p) Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng

q) Cấp mới, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông

r) Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

3. Thực trạng triển khai chính phủ điện tử

chính phủ 3

Tình hình triển khai Chính phủ điện tử, Chính phủ số

Những năm gần đây, Đảng và Chính phủ đã có những quan tâm và sát sao trong việc đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến. Chính phủ điện tử trở thành một điểm sáng khi có những chuyển biến về nhận thức và triển khai hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Người dân và doanh nghiệp có sự kết nối dễ dàng hơi với Chính phủ thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.

Năm 2022, báo cáo của Báo Chính phủ điện tử Liên hợp quốc E-Government đưa tin: Việt Nam đứng thứ 86/193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc và xếp vị trí thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á về chuyển đổi số quốc gia. Trong giai đoạn 2014-2020, Việt Nam đã duy trì được việc tăng hạng liên tục và luôn có mục tiêu vươn ra thế giới.

Ủy ban chuyển đổi số quốc gia đề ra mục tiêu đến năm 2025: Xếp hạng Chính phủ điện tử của Việt Nam đứng top 50 thế giới; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn bộ quá trình đạt 80%; cán mốc 860 triệu giao dịch qua nền tảng, tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; đạt tỷ lệ 100% cung cấp dữ liệu mở của cơ quan Nhà nước.

Lợi ích của Chính phủ điện tử là online hóa các thủ tục hành chính giúp tiết kiệm thời gian, giúp Nhà nước kết nối thuận tiện với công nhân, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất; Từ đó, Nhà nước có thể cùng người dân, doanh nghiệp tạo thêm giá trị, đồng thuận xã hội, cùng tiến bộ.

   Nhìn chung, có thể thấy, Chính phủ ngày càng đẩy mạnh quan tâm và thúc đẩy phát triển chuyển đổi số quốc gia. Bên cạnh Chính phủ điện tử, chuyển đổi số doanh nghiệp cũng là một trong những kế hoạch lớn của Chính phủ. Chính phủ đã có nhiều công văn, nghị định chỉ đạo các doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số.