Trang chủ Tin tức Những điều cần biết về vốn điều lệ khi thành lập công ty

Những điều cần biết về vốn điều lệ khi thành lập công ty

Bởi: eca.com.vn - 13/11/2024 Lượt xem: 98 Cỡ chữ tru cong

   Vốn điều lệ là một thuật ngữ quan trọng để doanh nghiệp được ra đời và hoạt động hợp pháp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Bài viết dưới đây của chữ ký số ECA sẽ giải đáp mọi thắc mắc về vốn điều lệ để độc giả quyết định mức vốn điều lệ cho doanh nghiệp của mình.

1. Những loại tài sản có thể được dùng để góp vốn điều lệ công ty

Theo quy định tại Điều 34, Luật Doanh nghiệp năm 2020, tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. 

 Tài sản được dùng để góp vốn điều lệ công ty.

Do đó, có thể góp vốn điều lệ không chỉ bằng tiền mà còn bằng các tài sản khác như: xe ô tô, đất đai, quyền sử dụng cho thuê mặt bằng… với điều kiện có văn bản thỏa thuận đồng ý về giá trị tài sản của tất cả các thành viên góp vốn. 

Ngoài ra, chỉ có chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp với tài sản trên thì mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định. Lưu ý: Các quyền trên cần được định giá sau đó quy đổi giá trị ra tiền VNĐ và ghi vào biên bản góp vốn tài sản của công ty. 

2. Phân biệt vốn điều lệ và vốn đầu tư

Phân biệt vốn điều lệ và vốn đầu tư.

  • Giống nhau: Đều là tài sản do các nhà đầu tư sử dụng cho hoạt động kinh doanh. 
  • Khác nhau: Vốn điều lệ và vốn đầu tư có sự khác biệt lớn, thể hiện qua bảng dưới đây. 

 

Tiêu chí so sánh

Vốn đầu tư

Vốn điều lệ

Khái niệm

Vốn đầu tư là toàn bộ các khoản đầu tư mà nhà đầu tư sử dụng để đầu tư kinh doanh.

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh; hoặc tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. 

Phân loại

Bao gồm: Vốn điều lệ, vốn vay từ ngân hàng, vốn góp của các nhà đầu tư khác. 

Hiện nay, pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa khi thành lập công ty mà để doanh nghiệp tự lựa chọn mức vốn tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh và khả năng thực tế của doanh nghiệp. 

Phạm vi sử dụng

Thường sử dụng trong các doanh nghiệp FDI.

Thường được sử dụng trong các doanh nghiệp trong nước.

Đặc điểm

Vốn đầu tư cho từng dự án của doanh nghiệp được quy định riêng, bao gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động để thực hiện dự án. 


Trong quá trình triển khai, nhà đầu tư có thể tăng vốn góp bất kỳ lúc nào mà không cần điều chỉnh vốn điều lệ.

Đó là khoản vốn cam kết góp trong thời gian tối đa 90 ngày và được ghi rõ trong Điều lệ của Công ty.

 

3. Trường hợp tăng hoặc giảm vốn điều lệ ở các loại hình doanh nghiệp

3.1. Tăng, giảm vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên

Trường hợp 1: Tăng vốn điều lệ qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Khi đó, chủ sở hữu công ty sẽ quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. 

Trường hợp 2: Giảm vốn điều lệ:

  • Hoàn trả 1 phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 2 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp, và thanh toán đầy đủ các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty. 
  • Chủ sở hữu công ty không thanh toán đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ. 

 Tăng hoặc giảm vốn điều lệ ở các loại hình doanh nghiệp.

3.2. Tăng, giảm vốn điều lệ ở công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Trường hợp 1: Tăng vốn điều lệ:

  • Tăng vốn góp của thành viên
  • Tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới

Trường hợp 2: Giảm vốn điều lệ:

  • Hoàn trả 1 phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động được 2 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên. 
  • Công ty có thể mua lại phần vốn góp của thành viên
  • Các thành viên không thanh toán vốn điều lệ đầy đủ và đúng hạn.

3.3. Tăng, giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần

Trường hợp 1: Tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cổ phần theo một trong các hình thức sau: 

  • Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện tại
  • Chào bán cổ phần riêng
  • Chào bán cổ phần ra công chúng

Trường hợp 2: Giảm vốn điều lệ

  • Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty sẽ hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông dựa trên tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ, nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 2 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập và đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản nợ cùng nghĩa vụ tài chính khác sau khi hoàn trả cho cổ đông.
  • Công ty mua lại cổ phần đã bán
  • Các cổ đông không thanh toán vốn điều lệ đầy đủ và đúng hạn. 

3.4. Tăng, giảm vốn điều lệ cho công ty hợp danh

  • Tăng vốn điều lệ: Bằng việc tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn. 
  • Giảm vốn điều lệ: Bằng việc chấm dứt tư cách thành viên.

Việc hiểu rõ về vốn điều lệ không chỉ giúp tuân thủ theo đúng pháp luật mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho quý độc giả trước khi quyết định thành lập công ty.