Thuế là gì? 4 khoản thuế bắt buộc phải nộp sau khi thành lập công ty
Khi bắt đầu có ý định kinh doanh, thành lập công ty, một trong những vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ là: Thuế là gì? Các khoản thuế bắt buộc mà doanh nghiệp phải nộp khi thành lập công ty. Việc hiểu rõ và tuân thủ theo quy định giúp công ty tránh được những rủi ro pháp lý tài chính không đáng có.
1. Thuế là gì? Tại sao phải nộp thuế?
Thuế là khoản thu bắt buộc mà cá nhân và tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh nộp cho Nhà nước theo quy định của các luật thuế. Thuế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước như:
- Thuế là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước.
- Thuế là công cụ để Nhà nước điều tiết thị trường, thông qua việc thu thuế, Nhà nước hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước.
- Thuế góp phần điều tiết thu nhập, tạo công bằng xã hội.
Thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước.
Sau khi đã hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty, nhận giấy phép kinh doanh và có mã số thuế, doanh nghiệp phải khai thuế với Cơ quan thuế và nộp các khoản thuế theo quy định của Nhà nước. Tùy vào thu nhập của mỗi doanh nghiệp mà sẽ có sự khác biệt về mức thuế phải nộp cho Ngân sách Nhà nước.
2. Phân loại thuế như thế nào?
Có nhiều cách để phân loại thuế: phân loại theo cách thu thuế, phân loại theo tính cách hành chính, phân loại theo tính chất kinh tế. Cụ thể:
- Phân loại thuế theo cách thu thuế:
- Thuế trực thu: Là thuế mà nhà nước thu trực tiếp từ phần thu nhập của thể nhân hoặc pháp nhân như thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế TNDN, thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Thuế gián thu: Là thuế mà Nhà nước thu từ người sản xuất, kinh doanh dịch vụ hàng hóa như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế XNK.
Có nhiều cách để phân loại thuế.
- Phân loại theo tính chất hành chính:
- Thuế nộp vào ngân sách Nhà nước
- Thuế nộp vào ngân sách địa phương
- Phân loại theo tính chất kinh tế:
- Theo yếu tố kinh tế chịu thuế: thu nhập doanh nghiệp, tài sản tiêu dùng…
- Theo lĩnh vực kinh tế chịu thuế: BĐS, bảo hiểm…
- Theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Thuế XNK, thuế môn bài, thuế tài nguyên…
3. Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập
Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần nắm rõ các loại thuế phải nộp theo quy định của pháp luật. Dưới đây là 4 loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp:
3.1. Thuế môn bài (Lệ phí môn bài)
Đây là một trong những loại thuế mà doanh nghiệp bắt buộc phải đóng hàng năm cho Nhà nước trừ trường hợp đặc biệt: Doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc mới chuyển từ hộ kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian 03 năm tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu tiên.
Mức thuế môn bài: tùy thuộc vào thời gian đăng ký doanh nghiệp và mức doanh thu của doanh nghiệp trong năm (dao động từ khoảng 300.000 đến 3 triệu đồng/năm).
Lưu ý: Sau khi có giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
3.2. Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)
Thuế GTGT là loại thuế gián thu, tính trên giá trị gia tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả khi mua bán, sử dụng. Doanh nghiệp sẽ có nghĩa vụ đóng phần thuế này cho Cơ quan thuế.
Cách tính thuế GTGT: Doanh nghiệp xác định phương pháp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay phương pháp trực tiếp.
Doanh nghiệp phải nộp những loại thuế nào sau khi thành lập?
Trường hợp 1: Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
Nếu Thuế GTGT đầu ra > Thuế GTGT đầu vào => Doanh nghiệp phải nộp phần chênh lệch. Ngược lại, nếu thuế GTGT đầu ra < Thuế GTGT đầu vào thì doanh nghiệp được khấu trừ phần chênh lệch đó.
Trường hợp 2: Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
- Cách 1: Kê khai theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:
Thuế GTGT = Giá trị hàng bán ra x Thuế suất thuế GTGT
Trong đó, thuế suất thuế GTGT được xác định trên ngành nghề kinh doanh thực tế của doanh nghiệp (Tham khảo Điều 13, Thông tư 219/2013/TT-BTC).
- Cách 2: Kê khai theo phương pháp trực tiếp trên GTGT
Cách này thường dùng cho doanh nghiệp có hoạt động mua bán, chế tác đá quý, vàng bạc… (Thuế GTGT tính bằng 10% của giá trị tăng thêm).
Thời hạn nộp thuế GTGT doanh nghiệp chính là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
- Doanh nghiệp khai thuế theo tháng: Hạn nộp là ngày thứ 20 của tháng sau tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Doanh nghiệp khai thuế theo quý: Hạn nộp là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
3.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Là khoản thuế dựa trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.
- Đối tượng nộp thuế: Tất cả các doanh nghiệp, cá nhân, cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hóa có phát sinh thu nhập.
- Công thức tính: Thuế TNDN = Giá tính thuế TNDN x Thuế suất
Doanh nghiệp sẽ nộp thuế TNDN theo quý, hạn nộp là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
3.4. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Đây là loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp thay cho người lao động của công ty. Thuế TNCN tính theo tháng, kê khai theo quý hoặc theo tháng nhưng quyết toán theo năm.
Công thức tính thuế TNCN: Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất.
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ.
- Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập được công ty chi trả - Các khoản không chịu thuế TNCN.
- Các khoản giảm trừ bao gồm: Giảm trừ gia cảnh và các khoản bảo hiểm bắt buộc.
Như vậy, bài viết chữ ký số ECA đã tổng hợp những loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi đã thành lập công ty. Việc nắm rõ các loại thuế phải nộp giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tuân thủ theo đúng quy định pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.