Trang chủ Tin tức Tìm hiểu quy trình tạo chữ ký số và những lợi ích khi sử dụng.

Tìm hiểu quy trình tạo chữ ký số và những lợi ích khi sử dụng.

Bởi: eca.com.vn - 04/07/2023 Lượt xem: 1847 Cỡ chữ tru cong

   Chữ ký số hiện nay đang là phương tiện xác thực được tin dùng trong các giao dịch điện tử. Quy trình tạo chữ ký số có điểm gì đặc biệt và sử dụng chữ ký số đem lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Những thông tin trên sẽ được giải đáp tới quý độc giả qua bài viết này.

1. Quy trình tạo chữ ký số


Chữ ký số được tạo ra như thế nào?

Theo Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP có giải thích về cách chữ ký số hoạt động như sau:

"Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên”.

Nói ngắn gọn, chữ ký số là chữ ký điện tử được tạo ra bằng cách sử dụng hệ thống mã hóa bất đối xứng. Vậy hệ thống mã hóa bất đối xứng là gì và hoạt động cụ thể như thế nào?

2. Hệ thống mã hóa bất đối xứng

Mã hóa bất đối xứng là yếu tố then chốt tạo nên chữ ký số với các đặc điểm về bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.

Tìm hiểu về mã hóa bất đối xứng và cách tạo chữ ký số.

2.1 Hệ thống mã hóa bất đối xứng là gì?

Mã hóa bất đối xứng, còn được gọi là mã hóa khóa công khai, là một phương pháp mã hóa trong đó key để mã hóa (gọi là khóa công khai - public key) và key để giải mã (gọi là khóa bí mật - private key) là khác nhau. Điều này có nghĩa là key được sử dụng để mã hóa dữ liệu không giống với key được sử dụng để giải mã dữ liệu.

Tất cả mọi người đều có thể biết được khóa công khai và có thể sử dụng nó để mã hóa thông tin. Tuy nhiên, chỉ người nhận duy nhất mới nắm giữ khóa bí mật, do đó chỉ có người nhận mới có thể giải mã thông tin.

2.2 Cách hoạt động của mã hóa bất đối xứng

Dưới đây là một cách giải thích dễ hiểu về cách hoạt động của mã hóa bất đối xứng:

(1). Bên nhận tạo ra một cặp khóa gồm khóa công khai và khóa bí mật. Khóa bí mật được giữ bí mật và chỉ có khóa công khai được truyền cho bên gửi. Vì khóa công khai là thông tin công khai, nên nó có thể truyền đi mà không cần bảo mật.

(2). Trước khi gửi dữ liệu, bên gửi sử dụng thuật toán mã hóa bất đối xứng với khóa công khai từ bên nhận để mã hóa dữ liệu.

(3). Bên nhận nhận được dữ liệu đã được mã hóa và sử dụng thuật toán tương ứng ở bên gửi, với khóa bí mật để giải mã dữ liệu.

Điểm yếu lớn nhất của mã hóa bất đối xứng là tốc độ xử lý dữ liệu chậm hơn mã hóa đối xứng nhiều lần. Do đó, sử dụng mã hóa bất đối xứng để mã hóa dữ liệu truyền nhận giữa hai bên sẽ tốn rất nhiều chi phí.

Hai kiểu mã hóa bất đối xứng phổ biến trên toàn thế giới và thường được áp dụng trong quy trình tạo chữ ký số là: thuật toán RSA và thuật toán DSA. 

2.3 Thuật toán RSA

Thuật toán RSA là một hệ mã hóa bất đối xứng được phát triển bởi Ron Rivest, Adi Shamir và Leonard Adleman, người ta thường gọi nó là RSA theo tên viết tắt của ba tác giả này. 

RSA được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực mã hóa và công nghệ chữ ký điện tử. Trong hệ mã hóa này, khóa công khai có thể được chia sẻ công khai với tất cả mọi người. Hoạt động của RSA dựa trên bốn bước chính: sinh khóa, chia sẻ khóa, mã hóa và giải mã.

2.4 Thuật toán DSA

Thuật toán DSA (Digital Signatures Algorithm) là một tiêu chuẩn mã hóa, xử lý thông tin. Được đề xuất từ năm 1991, thuật toán DSA đã nhanh chóng trở thành một tiêu chuẩn áp dụng trên toàn cầu vào năm 1994 bởi NIST (Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia Hoa Kỳ).

Thuật toán DSA được sử dụng để đảm bảo tính toàn vẹn và xác thực của các tài liệu quan trọng chứa thông tin. Nó đã trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu cho việc xác minh chữ ký số.

Quá trình mã hóa chữ ký số (DSA) tuân theo quy trình gồm 3 bước: tạo khóa, tạo chữ ký và xác minh chữ ký.

3. Lợi ích khi sử dụng chữ ký số

Sau khi tìm hiểu về quy trình tạo chữ ký số, chúng ta có thể nhận thấy nhiều yếu tố nổi bật trong phương pháp sử dụng mã hóa bất đối xứng. Điều này mang lại nhiều lợi ích rõ rệt cho người sử dụng chữ ký số.

quy trình 3

Chữ ký số đảm bảo an toàn, bảo mật cho nội dung điện tử được ký.

3.1 Xác định nguồn gốc nội dung ký

Hệ mã hóa bất đối xứng cho phép tạo chữ ký bằng private key chỉ người chủ biết. Mặc dù hệ mã hóa RSA và các hệ mã hóa khác vẫn đối diện với một số thách thức an ninh nhất định, nhưng nó vẫn đảm bảo một mức độ an toàn đáng kể.

Bất cứ ai cũng có thể tra cứu các thông tin như chủ thể ký, thời gian và thiết bị ký chữ ký số thông qua khóa công khai. Do đó chữ ký số có thể giúp xác định nguồn gốc tài liệu.

3.2 Dữ liệu được bảo vệ tính toàn vẹn

Tin nhắn được gửi từ chủ sở hữu private key rất khó bị giả mạo. Bởi nếu tin nhắn bị thay đổi, giá trị hash cũng sẽ thay đổi. Các kẻ nghe trộm trong mạng có thể cố gắng đọc tin nhắn gốc và giá trị hash, nhưng họ không thể thay đổi tin nhắn vì họ không có private key để chỉnh sửa chữ ký số phù hợp.

Nội dung một khi được ký số sẽ không thể thay đổi, chỉnh sửa. Điều này đảm bảo an toàn gần như tuyệt đối và đảm bảo giá trị pháp lý cho các văn bản, nội dung, hợp đồng giao dịch,... được ký số.

3.3 Chữ ký số không thể phủ nhận

Trong giao dịch điện tử, việc tìm nguồn gốc của chữ ký số từ nội dung được ký rất dễ dàng. Ngoài thông tin chứng thư số có thể tra cứu ra chủ sở hữu, thông tin về private key - khóa bí mật chỉ có người chủ sở hữu mới biết. Vì vậy, họ không thể bác bỏ việc tạc ra chữ ký số này. 

Tổng kết lại, quy trình tạo chữ ký số tương đối phức tạp và bảo mật khi sử dụng các thuật toán mã hóa bất đối xứng. Điều này đảm bảo chữ ký số là an toàn và bảo mật khi sử dụng trong các giao dịch điện tử và trên các nội dung yêu cầu tính pháp lý cao.

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu và đăng ký sử dụng chữ ký số, xin vui lòng liên hệ ECA để nhận tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://eca.com.vn/