Chữ ký số nộp thuế điện tử cần điều kiện gì? Tư vấn 2024
Hiện nay, việc sử dụng chữ ký số nộp thuế điện tử đã không còn xa lạ với bất kỳ đơn vị, doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ các quy định liên quan đến chữ ký số dùng nộp thuế điện tử. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích nhất.
Tìm hiểu chữ ký số nộp thuế điện tử.
1. Giá trị pháp lý của chữ ký số
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, có thể xác định được chính xác người ký, bảo vệ sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu sau khi ký. Chữ ký số đóng vai trò thay thế chữ ký tay hoặc con dấu trong môi trường điện tử, theo đó có thể đảm bảo tính pháp lý cho các giao dịch điện tử.
Căn cứ theo Điều 8, Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 quy định rõ giá trị pháp lý của chữ ký số như sau:
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký: thì văn bản được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức: thì văn bản được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
- Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.
2. Chữ ký số nộp thuế điện tử cần điều kiện gì
Chữ ký số nộp thuế điện tử cần các điều kiện nhất định theo quy định của Pháp luật về chữ ký số và Quy định của Luật giao dịch điện tử hiện hành nhằm đảm bảo việc giao dịch có hiệu lực. Đảm bảo việc thực hiện nộp thuế điện tử được an toàn tránh rủi ro.
2.1 Chữ ký số nộp thuế điện tử phải đảm bảo điều kiện chữ ký số an toàn
Chữ ký số sử dụng nộp thuế điện tử là chữ ký số sử dụng giao dịch với cơ quan Nhà nước do đó chữ ký số phải đảm bảo là chữ ký số an toàn.
Chữ ký số nộp thuế điện tử phải là chữ ký số an toàn.
Theo quy định tại Điều 9, Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 các điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số gồm:
-
Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
-
Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
-
Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng.
Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi lựa chọn chữ ký số nộp thuế điện tử phải lưu ý sử dụng chữ số đảm bảo an toàn. Chữ ký số mua tại các đơn vị có giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2.2 Chữ ký số nộp thuế điện tử phải là được sử dụng đúng thẩm quyền
Chữ ký số của đối tượng được cấp chứng thư số chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng thẩm quyền của cơ quan, tổ chức và chức danh được cấp chứng thư số. Việc ký thay, ký thừa lệnh theo quy định của pháp luật thực hiện bởi người có thẩm quyền sử dụng chữ ký số của mình, được hiểu căn cứ vào chức danh của người ký ghi trên chứng thư số (quy định tại Điều 7, Nghị định 130/2018/NĐ-CP).
Theo quy định trên, chữ ký số được cấp cho cá nhân và tổ chức dùng nộp thuế điện tử phải đảm bảo được được cấp phép sử dụng để giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước theo đúng thẩm quyền và chức năng của chữ ký số.
2.3 Chữ ký số nộp thuế điện tử phải được đăng ký với cơ quan thuế
Theo quy định tại Khoản 10, Điều 17, Luật quản lý thuế 2019 quy định trách nhiệm của người nộp thuế như sau:
“10. Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ theo quy định nêu trên, để đảm bảo an toàn và đảm bảo tính pháp lý thì các loại chữ ký số sử dụng kê khai thuế đều cần phải được đăng ký với cơ quan thuế.
Chữ ký số nộp thuế điện tử phải được đăng ký với cơ quan thuế.
3. Điều kiện sử dụng chữ ký số nộp thuế điện tử đối với cá nhân và tổ chức
Để sử dụng chữ ký số nộp thuế điện tử các cá nhân, tổ chức cần đáp ứng các điều kiện về chủ thể, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng.
3.1. Về chủ thể
Các cá nhân, tổ chức phải là người/đơn vị được cấp mã số thuế theo quy định. Nếu là doanh nghiệp cần có thêm đăng ký kinh doanh hợp lệ.
3. 2. Về thiết bị và cơ sở hạ tầng
Để sử dụng chữ ký số nộp thuế điện tử cá nhân và tổ chức cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về thiết bị kỹ thuật và cơ sở hạ tầng. Cụ thể:
- Có máy vi tính/laptop: Cấu hình tối thiểu (CPU: Intel Core i3 trở lên; RAM: 2GB trở lên; Ổ cứng: 20GB trở lên; NET Framework 4.5.2 trở lên);
- Máy tính cài đặt trình duyệt web: Google Chrome, Firefox, Cốc Cốc;
- Có chữ ký số an toàn theo quy định của Pháp luật: Chữ ký số có thể là USB Token, chữ ký số Smart Card, chữ ký số HSM hoặc chữ ký số từ xa.
- Có địa chỉ email đang hoạt động;
- Máy tính được kết nối internet ổn định.
Như vậy, nắm được chữ ký số nộp thuế điện tử cần điều kiện gì sẽ giúp cá nhân và tổ chức tránh được những rủi ro khi thực hiện giao dịch điện tử, thuận lợi khi nộp thuế điện tử. Để được hỗ trợ tư vấn, mua chữ ký số nộp thuế điện tử an toàn và uy tín cá nhân, tổ chức vui lòng liên hệ theo đường dây nóng 1900.4767 hoặc 1900.4768.