Trang chủ Tin tức Hao mòn tài sản cố định là gì? Cách phân biệt hao mòn và khấu hao TSCĐ

Hao mòn tài sản cố định là gì? Cách phân biệt hao mòn và khấu hao TSCĐ

Bởi: eca.com.vn - 06/09/2024 Lượt xem: 491 Cỡ chữ tru cong

   Hao mòn tài sản cố định là một hiện tượng không thể tránh khỏi trong quá trình sử dụng tài sản cố định. Vậy hao mòn tài sản cố định là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp? Hao mòn và khấu hao tài sản cố định có gì giống và khác nhau? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chữ ký số ECA nhé! 

1. Hao mòn tài sản cố định là gì? 

Trước tiên, cần tìm hiểu về tiêu chuẩn xác định tài sản là tài sản cố định. Theo quy định tại Điều 3, Thông tư 23/2023/TT-BTC, tiêu chuẩn để xác định tài sản cố định được quản lý, tính hao mòn, khấu hao tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cũng như tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý mà không tính là vốn Nhà nước tại doanh nghiệp khi đáp ứng 2 điều kiện sau: 

  • Tài sản có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.
  • Tài sản nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, với tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập, chỉ được xác định là tài sản cố định khi đáp ứng 2 điều kiện sau: 

  • Tài sản có thời gian sử dụng từ 12 tháng trở lên.
  • Đáp ứng yêu cầu về nguyên giá tài sản cố định theo quy định. 

hao mòn 1

Hao mòn tài sản cố định là quá trình giảm dần giá trị của tài sản. 

Vậy, hao mòn tài sản cố định là gì? Theo quy định tại Khoản 7, Khoản 9, Điều 2, Thông tư 45/2013/TT-BTC, hao mòn tài sản cố định là quá trình giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân của việc hao mòn tài sản cố định đến từ các yếu tố như bào mòn tự nhiên, tiến bộ của khoa học kỹ thuật hoặc tác động khác từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Hao mòn tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định có gì khác nhau?

Hao mòn và khấu hao là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau trong kế toán, đặc biệt là khi nói về tài sản cố định. Tuy nhiên, chúng có những ý nghĩa và vai trò khác nhau.

- Khái niệm:

  • Hao mòn tài sản cố định: Là sự giảm dần về giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân đến từ quá trình bào mòn của tự nhiên, hoặc do tiến bộ của kỹ thuật trong quá trình hoạt động của tài sản. 
  • Khấu hao tài sản cố định: Là việc tính toán và phân bổ chính xác nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định. 

Hao mòn và khấu hao là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn với nhau.

- Bản chất: 

  • Hao mòn tài sản cố định: Mang tính khách quan do tài sản sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ bị hao mòn dưới tác động của môi trường, làm giảm giá trị sử dụng của tài sản. 
  • Khấu hao tài sản cố định: Mang tính chủ quan nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của tài sản. Khấu hao là ghi nhận sự giảm giá tài sản. 

- Phương pháp tính:

  • Hao mòn tài sản cố định: GH = NG/T và TH = 1/T. Trong đó, GH: Giá trị hao mòn cơ bản bình quân hàng năm của tài sản cố định. NG: Nguyên giá của tài sản cố định. T : Thời gian sử dụng của tài sản cố định. TH: Tỷ lệ hao mòn hàng năm của tài sản cố định.
  • Khấu hao: Tính theo phương pháp đường thẳng, hoặc theo số dư giảm dần có điều chỉnh và theo số lượng, khối lượng của sản phẩm.  

3. Tài sản cố định nào không phải trích khấu hao?

Hiện nay, tất cả các tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, ngoại trừ các tài sản sau đây: 

 

hao mòn 3

Không phải tất cả tài sản cố định đều phải trích khấu hao. 

  • Tài sản đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn tiếp tục sử dụng. 
  • Tài sản khấu hao chưa hết nhưng bị mất. 
  • Tài sản khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc sở hữu của doanh nghiệp. 
  • Tài sản không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán doanh nghiệp. 
  • Tài sản sử dụng trong các hoạt động phúc lợi, nhằm phục vụ người lao động (trừ tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc như: nhà ăn giữa ca, nhà vệ sinh, nhà để xe, xe đưa đón người lao động, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp tự xây dựng…). 
  • Tài sản cố định từ viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp nhằm nghiên cứu khoa học. 
  • Quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp. 
  • Kết cấu hạ tầng có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho tổ chức kinh tế quản lý, sử dụng. 

4. Chi phí khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí nào?

Theo quy định tại Điều 9, Thông tư 45/2013/TT-BTC, chi phí khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế TNDN.

Trên đây là một số quy định về hao mòn tài sản cố định doanh nghiệp. Việc quản lý hao mòn tài sản cố định tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường tính minh bạch trong báo cáo tài chính, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hy vọng bài viết chữ ký số ECA đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho quý độc giả.