Trang chủ Tin tức Phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử: giống và khác nhau ở đâu?

Phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử: giống và khác nhau ở đâu?

Bởi: eca.com.vn - 28/12/2023 Lượt xem: 864 Cỡ chữ tru cong

   Chữ ký số và chữ ký điện tử là hai phương pháp ký kết tài liệu điện tử được sử dụng rộng rãi. Để phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử, chúng ta cần so sánh dựa trên nhiều yếu tố. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách nắm rõ các thông tin quan trọng về hai phương tiện chứng thực này.

1. Chữ ký số và chữ ký điện tử là gì?

khái niệm 1

Chữ ký số và chữ ký điện tử.

Chữ ký điện tử là thông tin dưới dạng chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, được gắn liền hoặc kết hợp với thông điệp dữ liệu để xác nhận người ký và sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu.

Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, có khả năng bảo đảm tính toàn vẹn, bí mật và xác thực của thông điệp dữ liệu.

Chữ ký số và chữ ký điện tử đều là các phương pháp ký kết tài liệu điện tử. Tuy nhiên, giữa hai loại chữ ký này có những điểm khác biệt cơ bản. Trong phần tiếp theo, bài viết sẽ giúp bạn phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử một cách chi tiết.

2. Các yếu tố phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử

Để phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử, quý khách cần xem xét dựa trên nhiều khía cạnh từ kỹ thuật, pháp lý và các yếu tố liên quan trong quá trình sử dụng. Mỗi loại chữ ký sẽ có các ưu và nhược điểm, phù hợp với các hoạt động và quy mô nhất định.

khái niệm 2

Phân biệt chữ ký số và chữ ký điện tử.

2.1 Phương thức tạo lập

Chữ ký số được tạo lập bằng phương pháp mã hóa bất đối xứng, sử dụng cặp mã khóa công khai và khóa bí mật. Bên cạnh đó, để sử dụng chữ ký số, khách hàng cần phải đăng ký sử dụng dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ được cấp phép. 

Chữ ký điện tử có thể dễ dàng được tạo nên bằng cách scan hình ảnh, tạo bằng các website trực tuyến, v.v.

2.2 Giá trị pháp lý

Theo Luật Giao dịch điện tử 2005, chữ ký điện tử có giá trị pháp lý khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu.
  • Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

Ngoài ra, trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì chữ ký điện tử cần có chứng thực của một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

Theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số có giá trị pháp lý khi đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định, bao gồm:

  • Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng.
  • Dữ liệu tạo chữ ký số chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.
  • Mọi thay đổi đối với chữ ký số sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.
  • Mọi thay đổi đối với thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.

Chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương với chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy. Chữ ký số cũng được xem là đáp ứng yêu cầu về chữ ký điện tử có chứng thực.

2.3 Phạm vi sử dụng

Chữ ký số thường được sử dụng trong các giao dịch điện tử có tính pháp lý cao, chẳng hạn như:

  • Ký kết hợp đồng, văn bản công chứng
  • Đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty
  • Nộp thuế, hải quan
  • Thanh toán trực tuyến cho các dịch vụ công

Chữ ký điện tử thường được sử dụng trong các giao dịch điện tử thông thường, chẳng hạn như:

  • Ký kết hợp đồng, văn bản nội bộ
  • Gửi email, tin nhắn
  • Thanh toán trực tuyến cho các dịch vụ thương mại

Lựa chọn sử dụng chữ ký số hay chữ ký điện tử phụ thuộc vào tính chất của giao dịch điện tử mà bạn cần thực hiện. Nếu giao dịch điện tử có tính pháp lý cao, bạn cần sử dụng chữ ký số. Nếu giao dịch điện tử thông thường, bạn có thể sử dụng chữ ký điện tử.

2.4 Tính bảo mật

Chữ ký số có các tính chất đem lại độ an toàn bảo mật cao như:

  • Không thể sửa đổi lên nội dung điện tử sau khi đã ký số 
  • Thông tin được mã hóa bởi hệ thống mật mã không đối xứng với khóa bí mật và khóa công khai. 
  • Thông tin về chủ thể ký, thời gian, thiết bị ký được công khai.

Ngược lại, chữ ký điện tử có độ bảo mật thấp, không sử dụng mã hóa, có thể bị làm giả dễ dàng. Do đó, chữ ký điện tử thường chỉ có tác dụng thông báo nguồn gốc của nội dung.

2.5 Chi phí sử dụng

Chữ ký số có chi phí sử dụng cao hơn chữ ký điện tử, do cần phải đăng ký dịch vụ, mua thiết bị và duy trì khóa bí mật.

Việc sử dụng chữ ký điện tử là gần như miễn phí, khi có rất nhiều công cụ có thể tạo chữ ký điện tử được cung cấp Online hoặc tích hợp trên các phần mềm có sẵn.

2.6 Yêu cầu phần mềm, kỹ thuật

Để thiết lập và sử dụng chữ ký số, doanh nghiệp cần cài đặt các phần mềm độc quyền, tiện ích đi kèm theo khuyến nghị của nhà cung cấp. Điều này nhằm đảm bảo chữ ký số có thể hoạt động trên thiết bị đó.

Với chữ ký điện tử, doanh nghiệp không cần phải sử dụng phần mềm hay hệ thống cụ thể nào, thao tác ký cũng đơn giản, không yêu cầu có thiết bị ký hay phải nhập mã PIN bảo mật.

3. Doanh nghiệp nên lựa chọn chữ ký số hay chữ ký điện tử?

Hiện nay, doanh nghiệp thường xuyên phải thực hiện các giao dịch ký trên môi trường điện tử. Do đó, việc sở hữu một phương tiện ký đảm bảo là ưu tiên hàng đầu.

khái niệm 3

Chữ ký số là phương tiện ký được nhiều doanh nghiệp tin dùng.

Qua những so sánh và phân tích tại phần hai của bài viết, quý khách đã có góc nhìn tổng quan phân biệt giữa chữ ký số và chữ ký điện tử. Theo đó, chữ ký số có nhiều đặc điểm và tính năng ưu việt, hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ thực hiện giao dịch mà còn đảm bảo tính an toàn và bảo mật cho nội dung được ký.

Chữ ký số phù hợp với các hoạt động giao dịch yêu cầu cao về tính xác thực và giá trị pháp lý như việc ký các hợp đồng, kê khai Thuế, Hải quan và Bảo hiểm xã hội điện tử trên cổng Dịch vụ Công.

Vậy để sở hữu chữ ký số, doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký, mua dịch vụ này qua đơn vị nào?

4. Nơi cung cấp chữ ký số 

Tại Việt Nam, có nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đăng ký chứng thư số và cung cấp dịch vụ chữ ký số. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể đăng ký dịch vụ chữ ký số tại những tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng được cấp phép bởi Bộ TT&TT.

Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng ECA là một sản phẩm thuộc hệ sinh thái phần mềm của ThaisonSoft. ECA là một trong hơn 20 đơn vị được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng bởi Bộ TT&TT. Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đăng ký mua và sử dụng chữ ký số ECA.

Ngoài ra, chữ ký số ECA còn có nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Được vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 27001:2013 về bảo mật, an toàn thông tin.
  • Đội ngũ chuyên gia chăm sóc khách hàng hoạt động 24/7 với 5 chi nhánh trải dài khắp 3 miền.
  • Giá thành hợp lý, cài đặt và sử dụng dễ dàng.

Nếu quý khách đang có nhu cầu tìm kiếm giải pháp ký số thì ECA là lựa chọn hoàn toàn phù hợp. Để được tư vấn thêm về chữ ký số ECA, mời quý khách liên hệ tới hotline:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://eca.com.vn/