Trang chủ Tin tức Tải mẫu thanh lý tài sản cố định mới nhất theo chuẩn quy định

Tải mẫu thanh lý tài sản cố định mới nhất theo chuẩn quy định

Bởi: eca.com.vn - 23/09/2024 Lượt xem: 460 Cỡ chữ tru cong

   Thanh lý tài sản cố định là việc loại bỏ những tài sản đã hết niên hạn sử dụng hoặc không còn giá trị sử dụng. Để thực hiện việc thanh lý tài sản, các doanh nghiệp cần lập biên bản thanh lý theo mẫu quy định. Vậy cách điền mẫu thanh lý tài sản cố định mới nhất như thế nào? Cần lưu ý gì khi lập biên bản thanh lý tài sản? 

1. Thế nào là tài sản cố định?

Theo quy định tại Điều 2, Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định là những tài sản có giá trị cao, được sử dụng nhiều trong hoạt động kinh doanh, không bị tiêu thụ hoặc phá hủy trong quá trình sản xuất, nhằm mang đến lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp sở hữu. 

 

tài sản 1

Tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định được phân loại như sau:

  • Tài sản cố định hữu hình: Là tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, được sử dụng nhiều trong các hoạt động kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Ví dụ: Nhà cửa, vật kiến trúc hoặc các loại máy móc, thiết bị, các loại phương tiện vận tải… 
  • Tài sản cố định vô hình: Là những loại tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện 1 lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, được sử dụng nhiều trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Ví dụ: Chi phí liên quan đến đất sử dụng, chi phí quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế hoặc bản quyền tác giả… 
  • Tài sản cố định thuê tài chính: Là tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của một doanh nghiệp cho thuê tài chính. Kết thúc thời hạn thuê, bên thuê có quyền chọn mua lại tài sản thuê, hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận trước đó. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải ngang với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

2. Nội dung quan trọng cần có trong Biên bản thanh lý tài sản cố định

Thanh lý tài sản cố định là việc loại bỏ những tài sản cố định bị hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng hoặc những loại tài sản lạc hậu về kỹ thuật, không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. 

Trước khi thanh lý tài sản, đơn vị phải lập Quyết định thanh lý tài sản cố định và thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định. 

tài sản 3

Biên bản thanh lý tài sản gồm những nội dung gì?

Sau khi Hội đồng thanh lý tài sản cố định ra đời, Hội đồng sẽ chịu trách nhiệm lập Biên bản thanh lý tài sản cố định thành 2 bản. Trong đó, một bản giao cho bộ phận quản lý và sử dụng tài sản cố định, bản còn lại giao cho phòng kế toán để theo dõi. 

Nội dung của mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất gồm các thông tin sau: 

  • Căn cứ lập biên bản thanh lý tài sản. 
  • Thành phần Ban thanh lý tài sản cố định bao gồm: Họ tên và chức vụ của từng người. 
  • Nội dung thanh lý tài sản cố định: 

+) Tên, ký hiệu, cấp hạng của tài sản. 

+) Số hiệu của tài sản.

+) Năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng, nước sản xuất. 

+) Nguyên giá của tài sản.

+) Giá trị hao mòn tính đến thời điểm thanh lý và giá trị còn lại. 

+) Kết luận, kết quả thanh lý tài sản cố định. 

3. Mẫu thanh lý tài sản cố định mới nhất cập nhật 2024

Hiện nay, có 2 mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định đang được sử dụng hợp pháp: 

  • Biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 133/2016
  • Biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 200/2014

Tải ngay mẫu thanh lý tài sản cố định mới nhất tại đây

Cách ghi biên bản thanh lý tài sản cố định như sau: 

  • Góc trên cùng bên trái của Biên bản ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị) và bộ phận sử dụng tài sản. 
  • Trong Mục II, ghi các thông tin chung về tài sản cố định có quyết định thanh lý. 
  • Mục III: Ghi kết luận của Ban thanh lý và ghi ý kiến nhận xét của Ban thanh lý về việc thanh lý tài sản cố định.
  • Mục IV: Ghi kết quả thanh lý tài sản: Sau khi hoàn tất việc thanh lý tài sản, dựa trên chứng từ tính toán tổng số chi phí thanh lý thực tế và giá trị thu hồi, ghi vào dòng chi phí thanh lý và giá trị thu hồi.Lưu ý, bao gồm cả giá trị phụ tùng, phế liệu thu hồi tính theo giá thực tế đã bán hoặc giá bán ước tính. 
  • Trưởng ban thanh lý, kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp ký, ghi rõ họ tên.

4. Lưu ý khi lập biên bản thanh lý tài sản

Việc lập biên bản thanh lý tài sản là một thủ tục quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo tính pháp lý và tránh những rắc rối sau này, cần lưu ý một số vấn đề sau: 

tài sản 3

Một số lưu ý khi lập biên bản thanh lý tài sản. 

  • Cập nhật mẫu thanh lý tài sản cố định mới nhất, phù hợp với quy định của pháp luật. 
  • Phân loại chính xác tính chất, giá trị của từng loại tài sản cố định. 
  • Thống nhất trong cách trình bày biên bản. 
  • Biên bản thanh lý tài sản cố định phải lập thành 2 bản, một bản bàn giao cho bộ phận quản lý, một bản nộp lại cho bộ phận kế toán để lưu trữ. 
  • Cuối biên bản thanh lý cần có đầy đủ chữ ký của các bên.
  • Nội dung của biên bản phải đầy đủ, thông tin chính xác. 
  • Trình bày khoa học, ngắn gọn và rõ ràng, không được tẩy xóa, sửa chữa. 
  • Bảo quản, lưu trữ cẩn thận.  

Việc tuân thủ đúng các quy định khi lập biên bản thanh lý tài sản sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro pháp lý không đáng có và đảm bảo tính minh bạch trong quá trình kinh doanh. 

Hy vọng qua bài viết chữ ký số ECA cung cấp, độc giả đã nắm được mẫu thanh lý tài sản cố định mới nhất và cách điền mẫu biên bản theo đúng quy định của pháp luật. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.