Trang chủ Tin tức Chữ ký số tiếng Anh là gì? Lợi ích và ứng dụng của chữ ký số

Chữ ký số tiếng Anh là gì? Lợi ích và ứng dụng của chữ ký số

Bởi: eca.com.vn - 10/06/2023 Lượt xem: 782 Cỡ chữ tru cong

   Chữ ký số đang dần trở thành phương tiện xác thực không thể thiếu tại các doanh nghiệp, tổ chức. Vậy chữ ký số tiếng Anh là gì và tại sao chữ ký số lại quan trọng trong thời điểm hiện nay? Người dùng cần biết những gì để sử dụng và quản lý chữ ký số hiệu quả. Mời quý khách theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết.

1. Chữ ký số tiếng Anh là gì?

chữ ký số tiếng anh 1

Chữ ký số tiếng Anh.

Chữ ký số tiếng anh là Digital Signature. Theo Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, pháp luật Việt Nam có định nghĩa về chữ ký số như sau:

“Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên”.

Tóm lại, Chữ ký số (Digital Signature) là một phương tiện xác thực điện tử cho phép người dùng xác nhận tính toàn vẹn và nguồn gốc của một văn bản hoặc tài liệu điện tử đã được ký. Nó giống như chữ ký bằng bút trên giấy, nhưng thay vì viết tay, chữ ký số được tạo ra bằng cách sử dụng mã hóa đối xứng và bất đối xứng. 

3. Lợi ích khi sử dụng chữ ký số

Chữ ký số có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử, cụ thể những lợi ích nổi bật nhất có thể kể đến của chữ ký số bao gồm: đảm bảo bảo mật thông tin và tính pháp lý cho giao dịch, khả năng xác thực nguồn gốc tài liệu, khả năng chống chối bỏ.

3.1 Bảo mật thông tin và đảm bảo pháp lý

chữ ký số 2

Chữ ký số đảm bảo giá trị pháp lý.

Chữ ký số đóng vai trò quan trọng trong việc bảo mật thông tin trong môi trường kỹ thuật số. Nó đảm bảo rằng dữ liệu không bị sửa đổi hoặc biến đổi trái phép trong quá trình truyền tải.

Bằng cách áp dụng các thuật toán mã hóa và quy trình ký số, chữ ký số tạo ra một mã số duy nhất cho mỗi tài liệu hoặc thông tin, cho phép người nhận xác minh tính toàn vẹn của dữ liệu. 

Vì vậy, giá trị của chữ ký số trong các giao dịch là tương đương với chữ ký tay (Theo Điều 8, Nghị định 130/2018/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số).

3.2 Xác thực nguồn gốc tài liệu

Chữ ký số giúp xác minh và chứng thực danh tính của người hoặc tổ chức gửi thông tin. Bằng cách sử dụng khóa công khai của người gửi, người nhận có thể xác định rằng thông tin được gửi từ nguồn tin cậy và chưa bị sửa đổi.

Điều này đặc biệt hữu ích trong các giao dịch trực tuyến, giao dịch tài chính hoặc quan trọng, nơi xác thực danh tính là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn và tin cậy.

3.3 Khả năng chống chối bỏ

Chữ ký số cung cấp khả năng chống chối bỏ, đảm bảo rằng người tạo chữ ký không thể phủ nhận hành động đã ký hoặc gửi thông tin.

Khi chữ ký số được tạo ra, nó liên kết một cách duy nhất với người gửi thông tin thông qua khóa bí mật. Do đó, khi chữ ký số được xác minh bằng khóa công khai, người gửi không thể từ chối trách nhiệm của mình trong việc ký hợp đồng hoặc gửi thông tin quan trọng.

Nhờ những công dụng trên, chữ ký số giúp tăng cường tính tin cậy của thông tin, tài liệu trong các giao dịch điện tử. Người nhận có thể tin tưởng vào tính toàn vẹn và nguồn gốc của dữ liệu được ký số.

Bằng cách sử dụng chữ ký số, người dùng có thể xác minh tính chính xác của tài liệu, hợp đồng, email hoặc giao dịch trực tuyến, giúp giảm thiểu rủi ro và tranh chấp.

2. Chữ ký số khác gì chữ ký điện tử

Chữ ký số (Digital Signature) và chữ ký điện tử (Electronic Signature) đều là các phương pháp xác thực và thông tin trong môi trường điện tử, tuy nhiên, chúng cũng có những khác biệt quan trọng.

chữ ký số 3

Sự khác nhau giữa chữ ký số và chữ ký điện tử.

Chữ ký điện tử được định nghĩa tại Khoản 1, Điều 21, Luật giao dịch điện tử năm 2005 như sau:

“Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.”

Trước hết, chữ ký điện tử là được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử như hình ảnh, âm thanh,... trong khi chữ ký số được tạo ra và quản lý bằng các thuật toán mã hóa và khóa công khai. 

Một khác biệt quan trọng khác là tính toàn vẹn dữ liệu. Chữ ký số được sử dụng để đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin, tức là người nhận có thể kiểm tra xem dữ liệu đã bị sửa đổi hay không. Trong khi đó, chữ ký điện tử không cung cấp tính toàn vẹn, chỉ đơn giản là xác thực sự chấp thuận của người ký.

Về mặt công nghệ, chữ ký số sử dụng cơ chế khóa công khai, trong đó có sự kết hợp giữa khóa bí mật và khóa công khai. Người gửi sử dụng khóa bí mật để ký thông tin, trong khi người nhận sử dụng khóa công khai để xác minh chữ ký. Trong khi đó, chữ ký điện tử thường chỉ sử dụng khóa bí mật của người ký và không thể xác minh danh tính.

Ngoài ra, chữ ký số có tính chống chối bỏ cao, có nghĩa là người tạo chữ ký không thể phủ nhận hành động đã ký. Chữ ký điện tử không có tính năng này một cách mạnh mẽ.

Tóm lại, chữ ký số và chữ ký điện tử có nhiều sự khác biệt rõ rệt. Chữ ký số sử dụng cơ chế khóa công khai và cung cấp tính toàn vẹn dữ liệu mạnh mẽ hơn, trong khi chữ ký điện tử chỉ đơn thuần mang tính xác thực danh tính của người ký và không mang nhiều giá trị pháp lý.

4. Ứng dụng của chữ ký số trong các lĩnh vực

Những tính chất bảo mật, bảo đảm tính toàn vẹn nội dung và xác thực chủ thể của chữ ký số vô cùng hữu dụng trên môi trường điện tử hiện nay. 

Nhờ vậy, chữ ký số có thể được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Ngân hàng và tài chính, quản lý tài liệu, Dịch vụ công Quốc gia, hợp đồng thương mại và giao dịch trực tuyến,...

4.1 Giao dịch trực tuyến, hợp đồng thương mại

chữ ký số 4

Ký chữ ký số trên hợp đồng điện tử.

Chữ ký số được sử dụng trong giao dịch trực tuyến, hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ như một phương tiện để đảm bảo tính xác thực của giao dịch.

Đi kèm với sự phát triển của thương mại điện tử không biên giới, giao kết hợp đồng từ xa đã không còn xa lạ với các doanh nghiệp trên thị trường. Khi ký hợp đồng điện tử bằng chữ ký số, giá trị của hợp đồng sẽ được đảm bảo về mặt pháp lý như khi ký tay với hợp đồng giấy.

4.2 Ngân hàng và Tài chính

Giao dịch Ngân hàng và Tài chính thường là những giao dịch có giá trị cao. Do đó, việc ứng dụng chữ ký số vào các hoạt động:chuyển tiền, thanh toán điện tử và giao dịch chứng khoán giúp đảm bảo tính pháp lý và xác thực của thông tin giao dịch.

4.3 Quản lý tài liệu và văn bản

Khi ban hành và lưu hành các tài liệu, văn bản số thì việc đảm bảo nội dung không bị biến đổi là rất quan trọng. Vì vậy, mỗi khi Nhà nước hoặc doanh nghiệp lưu hành các tài liệu quan trọng như: văn bản pháp luật, tài liệu, báo cáo, hợp đồng, giấy tờ pháp lý cần có chữ ký số. 

Ngoài đảm bảo sự toàn vẹn về nội dung, chữ ký số còn giúp bất cứ ai cũng có thể tìm được nguồn gốc, chủ thể của nội dung một cách dễ dàng. 

4.4 Dịch vụ công Quốc gia

Theo xu hướng số hóa các Dịch vụ công trên các Cổng thông tin điện tử, mỗi người dân đều có thể tự thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến. Để nâng cao hiệu quả hoạt động, chữ ký số là phương tiện cần có đối với mỗi cá nhân và tổ chức nhằm xác thực danh tính và chứng thực các tài liệu đi kèm.

Hiện nay, một số quốc gia đã tiến hành bầu cử trực tuyến. Trong tương lai khi chữ ký số phổ biến tại Việt Nam, ứng dụng chữ ký số sẽ có thể giúp việc bầu cử trực tuyến diễn ra minh bạch và thuận tiện cho các cử tri trên toàn quốc.

Trên đây là những thông tin về chủ đề “Chữ ký số tiếng Anh là gì” cũng như những thông tin cần biết về chữ ký số. Hy vọng bạn đọc sẽ nhận được những thông tin hữu ích từ bài viết của ECA.