Trang chủ Tin tức Chứng thư số không hợp pháp xử lý thế nào để hiệu quả nhất

Chứng thư số không hợp pháp xử lý thế nào để hiệu quả nhất

Bởi: eca.com.vn - 08/07/2024 Lượt xem: 1389 Cỡ chữ tru cong

   Chứng thư số không hợp pháp, không đáp ứng điều kiện để thực hiện các giao dịch điện tử an toàn hoặc không thể thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan Nhà nước. Vậy, khi chứng thư số không hợp pháp cần xử lý như thế nào?

chứng thư 1

Giải đáp chứng thư số không hợp pháp xử lý thế nào.

1. Chứng thư số là gì? Nội dung của chứng thư số như thế nào 

Theo quy định hiện hành, chứng thư số phải đáp ứng các điều kiện nhất định khi sử dụng trong các giao dịch điện tử theo quy định của Pháp luật về chứng thư số. Chứng thư số không hợp pháp dẫn đến việc không thể thực hiện giao dịch ký số điện tử. Để hiểu rõ hơn về chứng thư số không hợp pháp, người dùng cần hiểu rõ chứng thư số là gì, nội dung của chứng thư số. 

1.1  Chứng thư số là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 7, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày  27 tháng 9 năm 2018 quy định về chứng thư số như sau: 

“7. "Chứng thư số" là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng.”

Như vậy, có thể hiểu chứng thư số là một dạng chứng thư điện chứa thông tin định danh của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, nào đó nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp. Chứng thư số được phân ra thành chứng thư số công cộng và chứng thư số nước ngoài.

  • Chứng thư số công cộng: là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp.
  • Chứng thư số nước ngoài: là chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài cấp.

Chứng thư số phải do 4 cơ quan tổ chức sau cấp: 

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia; 
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; 
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của  Nghị định 130/2018/NĐ-CP.

1.2 Nội dung của chứng thư số

Theo Điều 5, Nghị định 130/2018/NĐ-CP chứng thư số sẽ bao gồm 10 nội dung sau:

10 nội dung của chứng thư số:

  1. Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

  2. Tên của thuê bao.

  3. Số hiệu chứng thư số.

  4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.

  5. Khóa công khai của thuê bao.

  6. Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

  7. Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.

  8. Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

  9. Thuật toán mật mã.

  10. Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đây là các nội dung bắt buộc trong chứng thư số, trường hợp chứng thư số không có các nội dung trên sẽ được coi là vi phạm quy định về chứng thư số và là chứng thư số không hợp pháp (không có giá trị pháp lý).

2. Chứng thư số không hợp pháp xử lý như thế nào 

Chứng thư số không hợp pháp được hiểu là chứng thư số không có hiệu lực và không đáp ứng các quy định theo Pháp luật về chứng thư số. Theo đó, mọi cá nhân, tổ chức khi thực hiện giao dịch điện tử an toàn đều cần đảm bảo chứng thư số có hiệu lực đặc biệt là giao dịch với cơ quan, tổ chức Nhà nước.

2.1 Chứng thư số không hợp pháp có dấu hiệu gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 8, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về chứng thư số có hiệu lực như sau:

“8. "Chứng thư số có hiệu lực" là chứng thư số chưa hết hạn, không bị tạm dừng hoặc bị thu hồi.”

Căn cứ theo quy định về chứng thư số có hiệu lực và các quy định về chứng thư số khác trong giao dịch điện tử, chứng thư số không hợp pháp có các dấu hiệu như sau:

  • Chứng thư số không có đầy đủ các nội dung theo quy định của Pháp luật về chứng thư số;
  • Chứng thư số đã hết hạn; 
  • Chứng thư số bị tạm dừng hoặc bị thu hồi; 
  • Chứng thư số không định danh được chủ thể;
  • Chứng thư số không do các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định của Pháp luật cấp. 

chứng thư 2

Dấu hiệu của chứng thư số không hợp pháp.

2.2 Xử lý chứng thư số không hợp pháp 

Chứng thư số không hợp pháp sẽ không thể dùng để thực hiện giao dịch với cơ quan nhà nước và không đảm bảo an toàn cho các giao dịch online. Trong trường hợp chứng thư số không hợp pháp tùy từng dấu hiệu mà chủ sở hữu và đối tượng giao kết với chủ sở hữu có các biện pháp xử lý như sau:

a) Đối với chủ sở hữu chứng thư số

  • Chứng thư số không có đầy đủ nội dung theo quy định: Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chứng thư số để thông báo, yêu cầu sửa đổi. Trường hợp cần ngừng hợp tác và thay đổi nhà cung cấp dịch vụ 
  • Chứng thư số bị tạm dừng, thu hồi: Căn cứ theo nguyên nhân tạm dừng, thu hồi chủ sở hữu cần giải quyết các nguyên nhân.
  • Chứng thư số không do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số theo quy định của Pháp luật cấp: Thay đổi nhà cung cấp chữ ký số được Bộ thông tin và truyền thông cấp phép.

b) Đối với đối tượng giao kết gặp chứng thư số không hợp pháp

Đối với đối tượng giao kết khi phát hiện chứng thư số không hợp pháp do bất kỳ nguyên nhân nào thì cần ngừng hợp tác, ngừng giao kết hợp đồng điện tử. Việc cố tình giao kết hợp đồng điện tử sẽ có thể khiến bản thân gặp nhiều rủi ro. Chứng thư số không có hiệu lực đồng nghĩa với việc giá trị pháp lý không cao, sẽ phải chịu thua thiệt khi có tranh chấp.

3. Nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số uy tín 

Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn (ThaisonSoft) là đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số uy tín hàng đầu tại Việt Nam, được Bộ thông tin và Truyền thông cấp phép. Dịch vụ đáp ứng đầy đủ các quy định của Pháp luật theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP của chính phủ.

Cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng ECA do Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn đảm bảo tính pháp lý, tương đương với chữ ký cá nhân và con dấu của cá nhân, tổ chức. Chứng thư số có giá trị pháp lý cao, xác định chính xác chủ thể ký số, chống chối bỏ. Bên cạnh đó chứng thư số ECA được sử dụng trong nhiều giao dịch điện tử khác nhau:

  • Sử dụng trong các giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước: Nộp thuế điện tử, kê khai hải quan, kê khai bảo hiểm xã hội, đăng ký doanh nghiệp;
  • Sử dụng ký kết thỏa thuận, hợp đồng điện tử;
  • Sử dụng trong đấu thầu trực tuyến;
  • Sử dụng trong giao dịch với Ngân hàng;
  • Sử dụng trong lập hóa đơn, chứng từ;
  • Sử dụng trong ký, phê duyệt các văn bản điện tử trong nội bộ doanh nghiệp.

Chứng thư số là một trong những công cụ quan trọng giúp cá nhân, tổ chức thực hiện giao dịch điện tử an toàn, tin cậy. Chứng thư số không hợp pháp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, khai báo của cá nhân, tổ chức do đó khi lựa chọn các đơn vị cung cấp chứng thư số cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín.