Trang chủ Tin tức Giao dịch thuế điện tử: Tất tần tật những điều cần biết

Giao dịch thuế điện tử: Tất tần tật những điều cần biết

Bởi: eca.com.vn - 23/12/2024 Lượt xem: 306 Cỡ chữ tru cong

Giao dịch thuế điện tử là hình thức thực hiện các thủ tục thuế qua mạng internet, thay thế cho thủ tục nộp thuế trực tiếp bằng giấy tờ. Việc chuyển đổi này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí mà còn nâng cao tính minh bạch trong công tác quản lý thuế. Vậy khi thực hiện giao dịch thuế điện tử, người dùng cần nắm rõ những quy định gì? 

 1. Tổng quan về giao dịch thuế điện tử

Giao dịch thuế điện tử hiểu đơn giản là giao dịch trong lĩnh vực thuế được các doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức thực hiện bằng phương thức điện tử. 

Giao dịch thuế điện tử 1

Giao dịch thuế điện tử là gì?

Theo quy định, người nộp thuế thực hiện giao dịch thuế điện tử cần có khả năng truy cập internet, có địa chỉ email, có chữ ký số hoặc số điện thoại di động được cung cấp bởi một công ty viễn thông ở Việt Nam đã đăng ký sử dụng để giao dịch với Cơ quan thuế. Ngoài ra, người nộp thuế có thể lựa chọn thanh toán qua ngân hàng theo quy định của ngân hàng đó để thực hiện nộp thuế điện tử. 

2. Quy định pháp lý về giao dịch thuế điện tử 

Quy định pháp lý về giao dịch thuế điện tử xác định các tiêu chuẩn và quy trình mà người nộp thuế phải tuân thủ khi thực hiện giao dịch qua hình thức điện tử. 

2.1. Mẫu đăng ký thực hiện giao dịch thuế điện tử theo đúng quy định

Hiện nay, có 2 mẫu đăng ký giao dịch thuế điện tử chính thức là: 

  • Mẫu số 01/ĐK-TĐT ban hành kèm theo Thông tư số 19/2021/TT-BTC: Mẫu này dùng để đăng ký giao dịch với Cơ quan thuế theo phương thức điện tử lần đầu. 

Giao dịch thuế điện tử 2

Mẫu số 01/ĐK-TĐT dùng để đăng ký lần đầu. 

  • Mẫu số 02/ĐK-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 19/2021/TT-BTC dùng để đăng ký thay đổi, bổ sung thông tin giao dịch thuế điện tử cho các doanh nghiệp. 

Giao dịch thuế điện tử 3

Mẫu số 02/ĐK-TĐT dùng để đăng ký thay đổi thông tin. 

Như vậy, hiện nay có 2 mẫu đăng ký giao dịch thuế điện tử chính thức, cả hai mẫu này đều được ban hành kèm theo Thông tư số 19/2021/TT-BTC của Bộ Tài Chính. 

2.2. Các phương thức giao dịch thuế điện tử

Giao dịch thuế điện tử 4

Có 5 phương thức giao dịch thuế điện tử. 

Theo quy định tại Điều 4, Thông tư 19/2021 về nguyên tắc giao dịch thuế điện tử, người dùng có thể lựa chọn 1 trong 5 phương thức sau để thực hiện giao dịch thuế điện tử: 

  • Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế: Người dùng đăng ký thực hiện giao dịch thuế điện tử theo quy định tại Điều 10, Thông tư 19/2021/TT-BTC.
  • Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế: Người dùng đăng ký thực hiện giao dịch thuế điện tử theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản hệ thống.
  • Cổng thông tin điện tử của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác đã được kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế: Người nộp thuế đăng ký thực hiện giao dịch thuế điện tử theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN được Tổng cục Thuế chấp nhận kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế: Người nộp thuế đăng ký thực hiện giao dịch thuế điện tử theo quy định tại Điều 42, Thông tư 19/2021/TT-BTC.
  • Dịch vụ thanh toán điện tử của Ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thực hiện nộp thuế điện tử: Người nộp thuế thực đăng ký thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

3. Lưu ý khi thực hiện giao dịch thuế điện tử

Theo quy định tại Điều 8, Luật Quản lý thuế 2019, khi thực hiện giao dịch điện tử, người nộp thuế cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước phải tuân thủ theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 và pháp luật về giao dịch điện tử. 
  • Cá nhân nộp thuế đã thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế sẽ không cần thực hiện phương thức giao dịch khác. 
  • Cơ quan thuế có trách nhiệm xác nhận việc hoàn thành giao dịch điện tử của người nộp thuế và đảm bảo quyền lợi của họ theo đúng quy định của pháp luật.

Giao dịch thuế điện tử 5

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi giao dịch thuế điện tử? 

  • Người nộp thuế phải tuân thủ mọi yêu cầu của cơ quan thuế dù được thông báo qua văn bản điện tử hay văn bản giấy.
  • Tất cả các chứng từ điện tử sử dụng trong giao dịch điện tử phải được ký điện tử theo đúng quy định của pháp luật.
  • Các cơ quan, tổ chức đã kết nối thông tin điện tử với cơ quan thuế bắt buộc phải sử dụng chứng từ điện tử trong mọi giao dịch và không được yêu cầu người nộp thuế cung cấp chứng từ giấy.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế tổ chức hệ thống thông tin điện tử như sau: 

  • Hỗ trợ người nộp thuế và các tổ chức cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong việc thực hiện giao dịch thuế điện tử. 
  • Xây dựng một hệ thống bảo mật, an toàn để tiếp nhận và xử lý dữ liệu thuế điện tử, đảm bảo tính liên tục trong hoạt động.
  • Kết nối và cung cấp một số thông tin của người nộp thuế về: số tiền thuế đã nộp cho ngân sách nhà nước, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan bằng điện tử. 
  • Cập nhật và quản lý thông tin đăng ký sử dụng dịch vụ giao dịch thuế điện tử của người nộp thuế, đồng thời thực hiện xác minh các giao dịch điện tử của người nộp thuế với các cơ quan và tổ chức liên quan đến công tác thu ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý thuế và giám sát thu ngân sách nhà nước
  • Tiếp nhận và trả kết quả xử lý thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế thông qua hình thức giao dịch điện tử.
  • Trong trường hợp chứng từ điện tử của người nộp thuế đã được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan và công chức thuế có trách nhiệm khai thác và sử dụng dữ liệu từ hệ thống, không được yêu cầu người nộp thuế cung cấp các hồ sơ thuế hoặc chứng từ nộp thuế dưới dạng giấy.

Như vậy, giao dịch thuế điện tử đã và đang trở thành công cụ quan trọng giúp đơn giản hóa quy trình nộp thuế, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý thuế. Hy vọng qua bài viết, độc giả đã nắm được những quy định quan trọng khi thực hiện giao dịch thuế điện tử. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ ngay với Cơ quan thuế để được hỗ trợ.

Mạnh Hùng