Trang chủ Tin tức Tất tần tật những gì cần biết về chữ ký số cơ yếu Chính phủ

Tất tần tật những gì cần biết về chữ ký số cơ yếu Chính phủ

Bởi: eca.com.vn - 25/10/2024 Lượt xem: 170 Cỡ chữ tru cong

   Chữ ký số cơ yếu Chính phủ là công cụ không thể thiếu khi thực hiện giao dịch điện tử với Cơ quan Đảng, Nhà nước. Vậy Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp các dịch vụ chứng thực chữ ký số gì? Trình tự, thủ tục cấp chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chữ ký số cơ yếu Chính phủ là gì? 

Hiểu đơn giản, chữ ký số cơ yếu Chính phủ là chữ ký số do Ban Cơ yếu Chính phủ - đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam cung cấp. Chữ ký số này dùng để xác thực nguồn gốc và tính toàn vẹn, không thể chối cãi của các văn bản, tài liệu điện tử khi thực hiện giao dịch điện tử của Cơ quan Đảng, Nhà nước. 

 

phu 1

Chữ ký số do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp. 

 

Điểm khác biệt lớn nhất của chữ ký số cơ yếu Chính phủ và chữ ký số cá nhân, doanh nghiệp thông thường là chữ ký số cơ yếu Chính phủ cần phải đăng ký sử dụng tại đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ. 

2. Hướng dẫn các bước đề nghị cấp chữ ký số của Ban cơ yếu Chính phủ

Theo quy định tại Điều 16, Nghị định 130/2018/NĐ-CP, thủ tục cấp chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ như sau: 

Bước 1: Gửi đề nghị cấp giấy chứng thư số cho Ban Cơ yếu Chính phủ

Các tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân có nhu cầu đăng ký sử dụng chữ ký số của Ban cơ yếu Chính phủ cần gửi đề nghị cấp giấy chứng thư số cho Ban Cơ yếu Chính phủ với đầy đủ các nội dung sau: 

  • Tên đơn vị, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy chứng thư số.
  • Địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ liên hệ
  • Số điện thoại, FAX, email liên hệ
  • Loại chữ ký số đề nghị cấp
  • Số lượng chữ ký số đề nghị cấp
  • Danh sách người được cấp chữ ký số
  • Danh sách tài sản kỹ thuật sử dụng chữ ký số
  • Cam kết sử dụng chữ ký số Cơ yếu chính phủ đúng mục đích

 

phu 2

Thủ tục cấp chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ như thế nào?

 

Lưu ý: 

  • Để được cấp chữ ký số ban Cơ yếu Chính phủ, các tổ chức, cá nhân phải đáp ứng đủ điều kiện tại Điều 15, Nghị định 130/2018/NĐ-CP. 
  • Hình thức nộp đơn đề nghị: Gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ban Cơ yếu Chính phủ. 

Bước 2: Ban Cơ yếu Chính phủ tiếp nhận và kiểm duyệt hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ có trách nhiệm kiểm duyệt hồ sơ và bảo mật thông tin của Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp chứng thư số.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ có trách nhiệm thông báo cho người nộp hồ sơ để bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ. Khi đó, thời gian kiểm duyệt hồ sơ có thể kéo dài trong 1 khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào độ phức tạp của hồ sơ và số lượng hồ sơ mà Ban Cơ yếu Chính phủ phải tiếp nhận và xử lý. 

Bước 3: Thực hiện bàn giao thiết bị lưu khóa bí mật

Sau khi hồ sơ đã được kiểm duyệt và chấp thuận, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ bàn giao thiết bị lưu khóa bí mật cho Cơ quan Đảng, Nhà nước. Thiết bị này được dùng để lưu trữ khóa bí mật của chữ ký số và bảo mật thông tin tuyệt đối. 

Địa điểm bàn giao: Tại văn phòng của Ban Cơ yếu Chính phủ hoặc tại văn phòng của Cơ quan Đảng, Nhà nước. 

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận thiết bị lưu khóa bí mật: Bảo quản và sử dụng thiết bị đúng cách và an toàn. 

Bước 4: Công bố chứng thư số

Sau khi hoàn tất thủ tục bàn giao thiết bị lưu khóa bí mật, Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ có trách nhiệm công bố chứng thư số trên trang thông tin điện tử của Ban Cơ yếu Chính phủ, hoặc thông qua các kênh thông tin khác. 

3. Tổng hợp dịch vụ chứng thực chữ ký số do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp

Ban Cơ yếu Chính phủ là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Dịch vụ này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính bảo mật và xác thực cho các giao dịch điện tử của các cơ quan, tổ chức nhà nước.

 

phu 3

Tổng hợp dịch vụ chứng thực chữ ký số chính thức. 

Các dịch vụ chính mà Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp bao gồm:

- Tạo và phân phối các cặp khóa

Tạo và phân phối một cặp khóa bí mật (bao gồm khóa công khai và khóa bí mật), trong đó khóa công khai được đăng tải trên website của Ban Cơ yếu Chính phủ để các bên xác minh chữ ký số trong trường hợp cần thiết. 

- Cấp chứng thư số và Gia hạn chứng thư số 

Ban Cơ yếu Chính phủ có nhiệm vụ cung cấp chứng thư số cho các Cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu sử dụng. Đây là giấy tờ điện tử nhằm xác định danh tính của người ký. Chứng thư số có hiệu lực trong vòng 20 năm. Trường hợp chứng thư số hết hạn, người dùng có thể yêu cầu gia hạn chứng thư số (tối đa là 3 năm). 

- Thay đổi thông tin chứng thư số

Các cơ quan, tổ chức có nhu cầu thay đổi thông tin chứng thư số có thể liên hệ với Ban cơ yếu Chính phủ để được hỗ trợ. 

- Thu hồi chứng thư số trong các trường hợp sau: 

  • Chứng thư số đã hết hạn sử dụng
  • Chủ sở hữu chứng thư số yêu cầu thu hồi
  • Chứng thư số bị mất cắp, làm giả
  • Chứng thư số dùng cho các hành vi trái pháp luật. 

- Khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật

Các tổ chức, cá nhân sử dụng chữ ký số Cơ yếu Chính phủ có nhu cầu khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật có thể liên hệ Ban Cơ yếu Chính phủ để đề nghị cấp lại. 

Trên đây là một số thông tin quan trọng về chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho quý độc giả.