Chữ ký số dùng trong trường hợp nào ?Cùng chuyên gia tư vấn
Cùng với sự phát triển của các giao dịch điện tử, chữ ký số được biết đến như một yếu tố không thể thiếu góp phần đảm bảo an toàn cho các thông điệp dữ liệu. Vậy, chữ ký số là gì và chữ ký số dùng trong trường hợp nào?
Các trường hợp dùng chữ ký số.
1. Khái niệm về chữ ký số
Chữ ký số được sử dụng trong môi trường điện tử thay thế cho chữ ký tay hoặc con dấu trong nhiều trường hợp khác nhau. Chữ ký số được tạo ra và sử dụng tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 được định nghĩa như sau:
“6. "Chữ ký số" là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”
Có thể hiểu một cách đơn giản chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng cách biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, thông qua đó xác định được chính xác người ký.
2. Chữ ký số dùng trong trường hợp nào
Có rất nhiều các trường hợp cần sử dụng chữ ký số. Ở một vài giao dịch điện tử bắt buộc phải có chữ ký số đảm bảo an toàn. Người dùng cần lưu ý 4 trường hợp sử dụng chữ ký số sau.
2.1. Chữ ký số thay thế chữ ký tay đối với cá nhân trong giao dịch điện tử
Một trong các trường hợp sử dụng chữ ký số phổ biến đó là sử dụng trong trường hợp thay thế chữ ký tay đối với cá nhân. Chữ ký số cũng có thể sử dụng thay thế chữ ký tay của người đại diện cho doanh nghiệp, đơn vị (thường là giám đốc, Trưởng phòng, Kế toán, Thủ kho).
Ví dụ các trường hợp sử dụng:
- Ký hợp đồng điện tử giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức
- Ký thông báo, quyết định
- Ký trên hóa đơn, chứng từ
2.2 Chữ ký số dùng giao dịch với cơ quan, tổ chức nhà nước
Trong trường hợp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện các giao dịch điện tử với cơ quan, tổ chức nhà nước thì chữ ký số cũng sẽ được sử dụng. Theo đó, chữ ký số được sử dụng để thực hiện các thủ tục hành chính như:
- Kê khai và nộp thuế điện tử
- Kê khai bảo hiểm xã hội điện tử
- Kê khai thuế quan điện tử
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Làm thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh, thay đổi con dấu, thay đổi người đại diện pháp luật
Sử dụng chữ ký số- ECA kê khai thuế điện tử.
Chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ dẫn đến ngày càng nhiều các thủ tục hành chính thực hiện thông qua giao dịch điện tử. Theo đó ứng dụng chữ ký số ngày một tăng lên hỗ trợ tối ưu cho doanh nghiệp, đơn vị góp phần nâng cao hiệu suất làm việc tiết kiệm thời gian và chi phí.
2.3 Chữ ký số sử dụng trong giao dịch mua bán theo quy định của pháp luật
Trên thực tế chữ ký số được sử dụng ký trên các hóa đơn điện tử, sử dụng ký trong các giao dịch chuyển tiền từ ngân hàng. Việc sử dụng chữ ký số hạn chế tối đa nguy cơ mạo danh chữ ký, đồng thời bảo mật thông tin tối đa tránh các rủi ro về pháp lý.
Tuy nhiên các chữ ký số được sử dụng trong trường hợp này phải đáp ứng điều kiện chữ ký số an toàn theo quy định của pháp luật.
2.4 Trường hợp dùng chữ ký số sau thư điện tử, email
Sử dụng chữ ký số sau thư điện tử, email cũng tuy không phổ biến như những trường hợp sử dụng chữ ký số đã nêu trên nhưng có thể thấy xu hướng tăng lên. Chữ ký số được sử dụng sau thư điện tử hoặc email nhằm xác minh chính xác người gửi thư điện tử cũng chính là người ký số. Điều này sẽ giúp các đơn vị, doanh nghiệp an tâm, nâng cao tính an toàn và bảo mật.
3. Chữ ký số an toàn cần đảm bảo điều kiện gì
Việc thực hiện các giao dịch điện tử hoặc các thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước chỉ được thừa nhận có giá trị pháp lý khi được ký bởi chữ ký số đảm bảo an toàn.
Đăng ký chữ ký số Thái Sơn để thực hiện các giao dịch điện tử an toàn.
Căn cứ theo Điều 9, Nghị định 130/2018/NĐ-CP có 3 điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số gồm:
(1) Chữ ký số phải được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.
(2) Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số và do một trong bốn tổ chức sau đây cấp:
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
(3) Tại thời điểm ký, khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký.
Việc cá nhân hoặc tổ chức sử dụng chữ ký số an toàn sẽ nâng cao tính bảo mật thông tin, tránh các rủi ro pháp lý gây thiệt hại cho mình. Chữ ký số - ECA là một trong số ít những chữ ký số an toàn được đông đảo các cá nhân, đơn vị tin tưởng lựa chọn.
Thông qua việc hiểu rõ chữ ký số dùng trong trường hợp nào và điều kiện đảm bảo chữ ký số an toàn sẽ giúp cá nhân, đơn vị thực hiện giao dịch điện tử dễ dàng, tạo lợi thế cạnh tranh. Liên hệ đường dây nóng 1900.47.67 hoặc 1900.47.68 để được tư vấn thêm về chữ ký số.