Trang chủ Tin tức Hướng dẫn thủ tục thanh lý tài sản công theo đúng quy định

Hướng dẫn thủ tục thanh lý tài sản công theo đúng quy định

Bởi: eca.com.vn - 27/09/2024 Lượt xem: 263 Cỡ chữ tru cong

   Thủ tục thanh lý tài sản công là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các hoạt động quản lý tài sản nhà nước. Việc thực hiện đúng quy trình thanh lý không chỉ giúp đảm bảo tính hợp pháp mà còn góp phần tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản công cho các cơ quan, tổ chức.

1. Thế nào là tài sản công?

tài sản công 1

Tài sản công thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý. 

Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, được Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tài sản công bao gồm: 

  • Tài sản công phục vụ cho hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị. 
  • Tài sản kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, cộng đồng. 
  • Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. 
  • Tài sản công tại doanh nghiệp
  • Tiền thuộc về ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối Nhà nước. 
  • Đất đai và các loại tài nguyên khác liên quan. 

2. Phân loại tài sản công

Tài sản công được phân loại theo Điều 4, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 như sau: 

  • Tài sản công phục vụ cho hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng của các Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng Sản Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội…
  • Tài sản kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình kết cấu hạ tầng xã hội và vùng đất, vùng nước, vùng biển gắn với công trình kết cấu hạ tầng.
  • Tài sản công tại các đơn vị, doanh nghiệp. 

tài sản công 2

Phân loại tài sản công như thế nào?

  • Tài sản của Dự án sử dụng vốn của Nhà nước. 
  • Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật (tài sản bị tịch thu, tài sản vô chủ, không xác định được chủ sở hữu, các loại tài sản bị đánh rơi hoặc bị bỏ quên, chôn vùi, tài sản không có người thừa kế… Ngoài ra, tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển cho Nhà nước quản lý, tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án. 
  • Vốn thuộc ngân sách Nhà nước, quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối Nhà nước. 
  • Đất đai và tài nguyên nước, rừng, khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời và một số loại tài nguyên khác do Nhà nước quản lý. 

3. Hướng dẫn thủ tục thanh lý tài sản công đúng quy định

Thủ tục thanh lý tài sản công đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật để đảm bảo tính minh bạch, công khai, hiệu quả. Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản được quy định như sau: 

  • Khi chưa có tài sản công hết hạn sử dụng mà phải thanh lý, tài sản chưa hết hạn nhưng bị hỏng hóc và không thể sửa chữa; nhà làm việc hoặc các tài sản gắn liền với đất phải phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng…: Cơ quan Nhà nước có tài sản lập 1 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công, sau đó gửi lên quản lý cấp trên (nếu có) để xem xét, đề nghị Cơ quan, người có thẩm quyền xem xét. 

tài sản công 3

Thủ tục thanh lý tài sản công cần sự tuân thủ chặt chẽ các quy định.

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau: 

  • Văn bản đề nghị thanh lý tài sản của Tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản: 01 bản chính
  • Văn bản đề nghị thanh lý tài sản của Cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 1 bản
  • Phân loại danh sách tài sản đề nghị thanh lý theo các hạng mục sau: Chủng loại, số lượng, tình trạng, nguyên giá, giá trị còn lại, lý do thanh lý: 1 bản
  • Ý kiến của Cơ quan chuyên môn về tình trạng tài sản và khả năng có thể sửa chữa: 1 bản sao
  • Hồ sơ khác có liên quan: 1 bản sao
  • Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản trả lời nếu đề nghị thanh lý tài sản chưa phù hợp. 
  • Trong vòng 60 ngày kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản (đối với nhà làm việc hoặc các tài sản gắn liền với đất), 30 ngày (đối với tài sản công khác), cơ quan có tài sản thanh lý sẽ tổ chức thanh lý tài sản theo quy định. 
  • Việc thanh toán tiền mua tài sản và nộp tiền vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước sẽ được thực hiện theo quy định tại Khoản 7, Điều 24, Nghị định 151/2017/NĐ-CP và Khoản 6, Điều 26, Nghị định 151/2017/NĐ-CP. 
  • Trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục thanh lý tài sản, tổ chức/cơ quan có tài sản thanh lý thực hiện hạch toán giảm tài sản theo quy định, báo cáo kê khai biến động tài sản theo Điều 126, Điều 127, Nghị định 151/2017/NĐ-CP. 

>>> Tham khảo mẫu thanh lý tài sản tại đây.

 

Tóm lại, việc hiểu rõ thủ tục thanh lý tài sản công là vô cùng quan trọng đối với các cơ quan, tổ chức nhà nước nhằm đảm bảo tính minh bạch, công khai trong các thủ tục hành chính. Hy vọng bài viết chữ ký số ECA trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý độc giả.