Trang chủ Tin tức Chữ ký số công cộng là gì? TOP 4 lưu ý khi sử dụng chữ ký số

Chữ ký số công cộng là gì? TOP 4 lưu ý khi sử dụng chữ ký số

Bởi: eca.com.vn - 06/06/2023 Lượt xem: 929 Cỡ chữ tru cong

Chữ số công cộng là một trong những khái niệm mới được ra đời khi nền công nghệ phát triển, giao dịch điện tử xuất hiện. Vậy chữ ký số công cộng là gì và những lưu ý khi sử dụng chữ ký số như thế nào. Tham khảo bài viết ngay sau đây để có những thông tin bổ ích nhất.

chữ ký số công cộng 1

Tìm hiểu chữ ký số công cộng là gì.

1. Chữ số công cộng là gì

Chữ ký số công cộng đã được định nghĩa tại Khoản 8, Điều 3, Nghị định 902/VBHN-BKHĐT ban hành ngày 12/02/2019  như sau:

“8. Chữ ký số công cộng là một dạng chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.” 

Hiện nay, Nghị định 902/VBHN-BKHĐT ban đã hết hiệu lực và không còn được sử dụng. Thay thế cho Nghị định 902/VBHN-BKHĐT là Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021. Tuy nhiên tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP  không có định nghĩa về chữ số công cộng.

Giải đáp về chữ ký số công cộng là gì?

Trên thực tế, định nghĩa về "chữ ký số công cộng" vẫn được hiểu với ý nghĩa tương tự định nghĩa tại Nghị định 902/VBHN-BKHĐT. Theo đó, chữ ký số công cộng là chữ ký số do thuê bao sử dụng chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp cho thuê bao tạo ra. 

Chữ ký số công cộng tuân thủ theo pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số trong đó có:

  • Luật giao dịch điện tử 2005
  • Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số

2. Định nghĩa chữ ký số được sử dụng phổ biến

Hiện nay định nghĩa chữ ký số được sử dụng phổ biến thay thế cho định nghĩa chữ ký số công cộng. Về bản chất chữ ký số hay chữ ký số công cộng là một. Căn cứ theo Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018/NĐ-CP ngày 27/9/2018 chữ ký số theo  được định nghĩa như sau:

"Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.”

Chữ ký số trở thành một trong những yếu tố không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp, đơn vị nào hiện nay. Trong quá trình thực hiện giao dịch điện tử để các văn bản điện tử có giá trị pháp lý bắt buộc phải ký chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

3. Những lưu ý khi sử dụng chữ ký số công cộng 

Các cá nhân, đơn vị sử dụng chữ ký số công cộng thay thế cho chữ ký tay của cá nhân hoặc con dấu của tổ chức trong môi trường điện tử. Chữ ký số công cộng sử dụng phổ biến trong các giao dịch điện tử mua bán, hợp tác kinh doanh hoặc để ký lên các văn bản điện tử có giá trị trình lên Cơ quan thuế, cơ quan Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng… 

chữ ký số công cộng 2

Những lưu ý khi sử dụng chữ ký số công cộng.

3.1 Chữ ký số công cộng do ai cung cấp 

Chữ ký số công cộng do “Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng” cung cấp. 

Trong đó “Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng” là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng trong các hoạt động công cộng. Hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng là hoạt động kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.

3.2 Chữ ký công cộng đảm bảo an toàn khi nào

Trong nhiều trường hợp các cá nhân, đơn vị buộc phải sử dụng chữ ký số công cộng đảm bảo an toàn để ký kết hợp đồng hoặc ký các văn bản điện tử theo quy định của pháp luật. Theo đó, chữ ký số công cộng bắt buộc phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP.

Cụ thể các điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số công cộng như sau:

(1) Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.

(2) Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.
(3). Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

Việc sử dụng chữ ký số đảm bảo an toàn sẽ giúp đảm bảo giá trị pháp lý cho các văn bản điện tử hoặc các hợp đồng điện tử trong hoạt động thương mại của cá nhân và đơn vị.

3.3 Chọn mua loại chữ ký số công cộng phù hợp với nhu cầu sử dụng

Hiện nay có rất nhiều loại chữ ký số công cộng như: 

  • USB Token: chữ ký số dưới dạng USB kết nối với máy tính
  • HSM: sử dụng công nghệ HSM thường ở dạng card PCI để cắm vào máy tính hoặc thiết bị không dây có kết nối mạng
  • SmartCard: là chữ ký số dưới dạng thẻ thông minh, được tích hợp trên sim điện thoại của nhà mạng, người dùng dễ dàng ký số ngay trên thiết bị di động thông minh không cần internet
  • Chữ ký từ xa: Chữ ký số từ xa thực hiện ký số theo công nghệ đám mây, người dùng có thể ký số mọi lúc, mọi nơi với nhiều thiết bị hỗ trợ mà không cần dùng thiết bị phần cứng

Căn cứ vào đặc tính của từng loại chữ ký số, căn cứ vào giá cả mà cá nhân, đơn vị sẽ lựa chọn loại chữ ký phù hợp. Ví dụ:

  • Chữ ký số USB Token phù hợp nhất với với cá nhân, đơn vị cần xử lý ở mức trung bình các lưu lượng dữ liệu chứng từ  
  • Chữ ký số HSM phù hợp cho nhu cầu ký số nhiều, nhanh và tự động. 
  • Chữ ký số SmartCard phù hợp với cá nhân, doanh nghiệp/đơn vị ít hóa đơn và nhu cầu ký số không nhiều. 
  • Chữ ký từ xa: phù hợp với đa số tổ chức, doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực.

3.4 Lựa chọn đơn vị cung cấp chữ ký số uy tín có dịch vụ hỗ trợ tốt

Trong quá trình sử dụng chữ ký số cá nhân, đơn vị có thể gặp rất nhiều các vấn đề như không ký được chữ ký số, lỗi hệ thống… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị đặc biệt là các đơn vị có hoạt động mua bán nhiều và thường xuyên.

chữ ký số công cộng 3

Lựa chọn đơn vị cung cấp chữ ký số uy tín, dịch vụ tốt.

Việc lựa chọn đơn vị cung cấp chữ ký số uy tín, dịch vụ hỗ trợ tốt, đồng thời cung cấp cả các phần mềm phục vụ quản lý doanh nghiệp sẽ giúp hạn chế các rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình. 

Công ty phát triển công nghệ Thái Sơn là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu tại Việt Nam cung cấp chữ ký số và các phần mềm, các giải pháp công nghệ  phục vụ quản lý cho doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ công như: Hóa đơn điện tử, Thuế điện tử, Hải quan điện tử, Bảo hiểm xã hội điện tử, Hợp đồng điện tử… đảm bảo:

  • Cung cấp chữ ký số đáp ứng đầy đủ yêu cầu và quy định theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP; 
  • Hỗ trợ ký chữ ký số từ xa mọi lúc mọi nơi, trên các thiết bị máy tính, laptop, điện thoại…
  • Đảm bảo giá trị pháp lý cho các văn bản được ký số
  • Bảo mật và an toàn cho cá nhân, đơn vị sử dụng
  • Hỗ trợ 24/07 đảm bảo quá trình sử dụng chữ ký số thuận lợi trong các giao dịch điện tử;

Thông qua tìm hiểu chữ ký số công cộng là gì và những lưu ý khi sử dụng hy vọng sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chữ ký số công cộng. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn được chữ ký số phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 4767 hoặc 1900 4768 để được tư vấn tốt nhất.